Làm sao để có một bài viết PR hiệu quả?
Chị A: Cái áo này của chị làm từ lụa đấy!
Chị B: Oh, Lại tự PR cho mình đấy à?
PR một từ rất phổ biến trong những câu chuyện của bạn bè, người thân, đồng nghiệp…
Vậy bạn đã thực sự hiểu PR là gì?
Không hẳn tất cả những người nói đều hiểu PR là gì? Vì thế, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu PR là gì ? thế nào là bài viết PRhiệu quả và hiện nay có mấy dạng bài viết PR?
PR là gì ?
PR là từ viết tắt trong tiếng Anh: public relations được hiểu là «quan hệ công chúng». Là việc mà các doanh nghiệp chủ động quản lý các mối quan hệ cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực. Bao gồm việc quảng bá thương hiệu, công bố các thay đổi và nhiều hoạt động khác.
PR là gì ?
Thế nào là bài viết PR hiệu quả ?
Khác với những bài quảng cáo đánh thẳng vào tâm lý mua hàng của khách hàng. Một bài PR nhẹ nhàng hơn, có thể chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, cung cấp thông tin sản phẩm, cũng có thể là dạy cách sử dụng sản phẩm. Cụ thể hơn một bài viết PR hiệu quả thể hiện được những yếu tố sau:
- Tiêu đề bài viết PR ngắn gọn, thu hút và thể hiện nội dung bài viết một cách chân thật: một tiêu đề đơn giản, với những câu chữ ngắn gọn súc tích luôn được người đọc ưa thích. Đôi khi tiêu đề cũng có thể là những câu hỏi, những câu đánh vào tâm lý, thách thức người đọc.
Ví dụ: «Một nhà báo Mỹ nói Bánh mỳ Việt Nam ngon nhất thế giới», tiêu đề này rất chân thực, đánh thức sự tò mò của người đọc, bằng sự lời khen của nhà báo Mỹ.
- Bài viết theo thể loại nào cũng vậy, luôn đánh vào các đối tượng nhất định, bài viết PR cũng vậy, luôn hướng tới những đối tượng nhất định.
- Ngôn từ của bài viết PR luôn thay đổi theo đối tượng mà nội dung bài viết hướng tới.
Ví dụ: như đối với những bài viết nhắm tới đối tượng nhân viên văn phòng thì không thể dùng những ngôn từ của tuổi teen. Hay đối tượng là những người nông dân thì không thể dùng văn phong đối với những người làm công sở.
- Đa dạng hoá thông tin cho người đọc: không giống như những bài quảng cáo thông thường, những bài viết PR luôn đa dạng hoá thông tin. Có thể là những kinh nghiệm cá nhân, những kiến thức liên quan, cách sử dụng khác… qua những bài viết này, người đọc sẽ có những thông tin đầy đủ về sản phẩm.
Ví dụ: với các sản phẩm gấu bông những bài viết PR có thể viết về cách giặt gấu, cách chọn mua gấu bông chất lượng…
- Thông tin doanh nghiệp ngắn gọn, chính xác, liên hệ dễ dàng. Trong phần này chỉ cần tên Website, số điện thoại và địa chỉ là quá đủ.
- Hình ảnh đi kèm: một bài viết sẽ rất nhàm chán khi chỉ có những dòng chữ. Tôi thường rất buồn ngủ khi phải đọc những bài viết có quá nhiều con chữ. Vì vậy cần thu hút người đọc bằng những hình ảnh tươi mới, tránh những hình ảnh nhàm chán lặp đi lặp lại, phù hợp với nội dung bài viết PR. Thường có thể đưa từ 3 đến 5 tấm hình cho một bài viết.
Viết PR đa dạng hóa thông tin người đọc
Tóm lại bài viết PR chuyên nghiệp là bài viết thể hiện được ý tưởng sản phẩm mà doanh nghiệp muốn khách hàng biết qua nhiều khía cạnh khác nhau. Đồng thời cũng làm giảm thiểu rủi ro đối với doanh nghiệp một cách tối giản nhất.
Có bao nhiêu dạng bài PR hiện nay?
Bài viết PR là để PR sản phẩm, thương hiệu, vậy câu hỏi đặt ra là: Có bao nhiêu dạng bài viết PR hiện nay? Không có quá nhiều dạng để bạn phải đau đầu ? Hiện nay có 3 dạng bài viết PR cơ bản :
· Dạng thứ nhất: Bài viết quảng cáo với tên gọi advertorial – sự pha trộn giữa «quảng cáo» và «biên tập». Bài viết này thường do những copywriter viết và luôn đánh thẳng vào việc giới thiệu sản phẩm, kích thích mua hàng. Những bài viết PR này luôn ghi rõ thông tin cung cấp của công ty muốn PR và chỉ đăng trong thư mục quảng cáo.
· Dạng thứ hai: Bài viết do những nhà báo viết, sẽ không bị ảnh hưởng bởi công ty hay doanh nghiệp trong việc đề cập thông tin khách quan và đáng tin cậy của doanh nghiệp. Và những bài viết PR này có nội dung rất lôi cuốn, phù hợp với chuyên mục. Nếu bài viết PR «tuyệt vời» đến mức người đọc không phát hiện ra là viết quảng cáo thì có thể được đăng miễn phí trên các trang báo và kèm tên tác giả.
· Dạng thứ 3: Bài viết kiểm chứng testiminial – chứng nhận hay bài viết trải nghiệm. Nghĩa là dựa vào số lượng thống kê làm dẫn chứng, làm bài phỏng vấn khách quan về sản phẩm….Những bài viết PR này thường được viết theo dạng khách quan và chủ quan.
+ Đối với bài viết khách quan đáng tin cậy hơn vì có thể là tổng hợp ý kiến của số đông, dùng ngôn từ suy luận, diễn giải một cách logic... Bài viết PR này có thể nêu bật được lợi thế của các doanh nghiệp.
+ Tuy nhiên có những bài viết PR chủ quan chỉ nêu bật quan điểm cá nhân tác giả. Và đôi khi những quan điểm này khiến người ta hiểu sai lệch và không có lợi cho doanh nghiệp.
PR là cách mà doanh nghiệp tận dụng những điểm mạnh, lợi thế để mở rộng quan hệ xã hội, nâng cao danh tiếng và tăng thêm lượng khách hàng. Ngoài những quảng cáo, những chiến dịch marketing, doanh nghiệp cần có những bài viết PR hiệu quả. Những bài viết PR này sẽ nêu bật được ưu điểm, giảm thiểu rủi do và đưa doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng của mình hơn.
